Sự phát triển thai nhi 39 tuần tuổi

Hỗ trợ
Th 3 10/10/2023

Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?

Bé của bạn đang chờ đợi để chào đón thế giới! Bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời. Bé đã dài cỡ 50cm và nặng khoảng 3,2kg, bằng cỡ một quả dưa hấu nhỏ, các bé trai thường nặng hơn bé gái một chút. Những lớp da bên ngoài của bé đang tróc dần ra, trong khi những lớp da mới đang hình thành bên dưới.

Sự thay đổi của mẹ như thế nào?

Trong mỗi lần thăm khám hàng tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra bụng của bạn để xem mức độ lớn và vị trí của bé.

Bạn cũng có thể được khám bên trong xem cổ tử cung đã bắt đầu “già” với những dấu hiệu như mềm hơn, mỏng hơn và giãn (mở) rộng hay chưa. Ngay cả khi có những thông tin này, bác sĩ vẫn không có cách để dự đoán chính xác khi nào bé muốn chào đời.

Khi qua ngày dự sinh của bạn, bác sĩ sẽ sắp lịch kiểm tra bào thai, thường bằng phương pháp sonogram, sau 40 tuần thai để đảm bảo an toàn cho việc mang thai. Trường hợp bạn không có dấu hiệu tự chuyển dạ, bác sĩ sẽ kích sinh trong khoảng 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh hoặc sớm hơn nếu có dấu hiệu cho thấy việc đợi sinh có nguy cơ cao hơn là để sinh bé ra.

Bé vẫn nên duy trì mức hoạt động cho đến lúc chào đời, vì vậy trong lúc này, quan trọng là bạn tiếp tục chú ý đến những cử động của bé và báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu vỡ ối. Khoảng 8% thai phụ đến kỳ sinh nở bị thủng màng trước khi bắt đầu chuyển dạ. Đôi khi là một lượng nước ối lớn vỡ ồ ạt hoặc một lượng nhỏ hoặc chỉ rỉ ra. Đừng cố gắng tự chẩn đoán. Hãy gọi cho bác sĩ ngay cả khi bạn chỉ nghi ngờ mình bị rỉ ối. Nếu bạn bị vỡ màng ối mà không kèm theo những cơn co thắt, bạn sẽ được kích sinh.

Lưu ý trong tuần

  1. Theo dõi thai máy của bé, và tận hưởng cảm giác từ những cú máy đạp cuối cùng của bé và cảm giác tuyệt vời khi con còn đang trong bụng bạn.
  2. Đi khám thai, siêu âm mức nước ối, lập hồ sơ sinh lý, theo dõi nhịp tim thai
  3. Sẵn sàng tâm lý, đồ dùng, người hỗ trợ, phương tiện đi lại, tài chính để đi sinh
  4. Tập động tác ngồi xổm để giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.
  5. Chuẩn bị thực phẩm để ăn sau khi sinh
  6. Cần đi bộ hàng ngày để lưu thông khí huyết
 
Nội dung bài viết