Sự phát triển thai nhi 36 tuần tuổi

Hỗ trợ
Th 3 10/10/2023

Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?

Ở 36 tuần bé đã nặng hơn 2.6kg và dài hơn 47cm, đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. . Bé đang “rụng” dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.

Vào cuối tuần này, bé sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. Các bé sinh trước 36 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 40 tuần được coi là sinh muộn.

Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện “xoay thai từ bên ngoài” để dỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng cách thao tác từ bên ngoài bụng của mẹ.

Sự thay đổi của mẹ như thế nào?

Bây giờ em bé của bạn chiếm nhiều chỗ trong tử cung nên bạn có thể gặp một số triệu chứng khó chịu như ợ nóng, khó tiêu, đi tiểu nhiều... Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để dễ chịu hơn. Mặt khác, bạn có thể bị ợ nóng ít hơn và có thời gian thở dễ dàng hơn khi em bé bắt đầu "thả" xuống khung xương chậu của bạn. Nếu em bé của bạn quay xuống, bạn cũng có thể cảm thấy áp lực gia tăng ở vùng bụng dưới của bạn, có thể làm cho việc đi bộ ngày càng khó chịu và bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu em bé của bạn xuống gần tới tử cung, bạn có thể cảm thấy nhiều áp lực lên âm đạo và rất khó chịu.

Bạn cũng có thể nhận thấy các cơn co thắt thường xuyên hơn.Hãy chắc chắn thông báo các dấu hiệu của việc sinh nở với bác sĩ của bạn. Như một quy luật chung, nếu bạn mang thai đủ tháng, không có biến chứng và nước ối chưa vỡ, bác sĩ có thể khuyên bạn chờ đợi cho đến khi bạn có các cơn co thắt. Tất nhiên, bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy sự giảm hoạt động của con hoặc đang bị rò rỉ nước ối, hoặc nếu bạn bị chảy máu âm đạo, sốt, nhức đầu nặng hoặc dai dẳng, đau bụng liên tục hoặc tầm nhìn thay đổi.

Lưu ý trong tuần

  1. Đi khám thai đều đặn 1 tuần 1 lần để bác sĩ kiểm tra sức khoẻ, xem ngôi thai..
  2. Nếu bạn đã có con trước, hãy chuẩn bị tâm lý “có em” cho bé..
  3. Tập thở thường xuyên và rèn luyện sức khoẻ chuẩn bị cho cuộc vượt cạn
  4. Theo dõi hoạt động của con, ghi lại số lần đạp
  5. Duy trì theo dõi cân nặng để điều chỉnh và phát hiện bất thường (tăng hoặc giảm cân nhanh)
  6. Đi làm hồ sơ sinh nếu cần thiết
  7. Tìm hiểu, học tập cách quấn tã, cho con bú, tắm cho con
 
Nội dung bài viết