Sự phát triển thai nhi 37 tuần tuổi
Hỗ trợ
Th 3 10/10/2023
Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?
Thai ở 37 tuần cân nặng khoảng 2,8kg và dài hơn 48cm một chút. Nhiều bé khi sinh ra tóc đã dày, lọn tóc dài từ 1,5 đến 4cm. Vì đây là tóc tơ , đừng ngạc nhiên nếu tóc nhạt hơn màu tóc bạn, cũng có những bé chỉ có lơ thơ vài sợi tóc tơ thôi.
Từ tuần thai thứ 38, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”, mặc dù phải 2 tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu bạn chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Tuy nhiên, một số em bé cần thêm chút thời gian. Vậy nên nếu bạn đã có kế hoạch sinh mổ, bác sĩ cũng sẽ không để bạn sinh trước 40 tuần trừ khi có lý do để can thiệp y tế sớm.
Sự thay đổi của mẹ như thế nào?
Các cơn co thắt có thể đến thường xuyên hơn và có thể kéo dài lâu hơn và khó chịu. Bạn cũng có thể nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu bạn thấy xuất hiện một ít máu trong khi đi vệ sinh hoặc quần lót của bạn (chất nhầy với một lượng nhỏ máu), việc sinh nở có lẽ sắp diễn ra trong một vài ngày hoặc ít hơn. (Nếu bạn đã chảy máu hoặc nước ối, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.)
Thời điểm này có thể là khó khăn hơn bao giờ hết để có được trạng thái thoải mái, ngủ ngon vào ban đêm. Hãy theo dõi chuyển động của bé và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy có sự giảm chuyển động trong bụng.
Trong khi bạn đang ngủ, bạn có thể có một số giấc mơ dữ dội. Lo lắng về ngày sinh nở và việc trở thành cha mẹ có thể cung cấp nhiều giấc mơ kỳ lạ khi ngủ.
Lưu ý trong tuần
- Thực hành và tập luyện các kỹ thuật thở và thả lỏng mà bạn đã học ở lớp tiền sản.
- Đi khám thai đều đặn 1 tuần 1 lần để bác sĩ kiểm tra sức khoẻ, xem ngôi thai..
- Vệ sinh đầu vú để giữ sạch các tia sữa, cắt móng chân móng tay
- Thu xếp công việc ở công ty và luôn ghi chú những việc bạn đang làm để tiện bàn giao nếu phải đi sinh sớm hơn dự kiến.
- Trao đổi với chồng xem liệu anh ấy có muốn có mặt trong phòng sinh với bạn không.
- Rèn luyện sức khoẻ, đi bộ mỗi tối sẽ giúp bạn dễ chịu và thoải mái hơn
- Tìm hiểu các vắc xin cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh