Sự phát triển thai nhi 35 tuần tuổi

Hỗ trợ
Th 3 10/10/2023

Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?

Vào tuần này, bé có kích thước cỡ một quả dưa lưới, đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg. Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân. Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không định nhào lộn gì nữa trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.

Sự thay đổi của mẹ như thế nào?

Tử cung của bạn, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa. Chỉ một số ít những phụ nữ mang thai may mắn không phải vật lộn với những phiền toái này.

Thời điểm này, bạn nên bắt đầu đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ bây giờ đến tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của bạn (các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng loại tăm bông cỡ thông thường và không gây đau).

GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể bạn và truyền sang cho bé trong quá trình sinh. Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra này là rất quan trọng. Vi khuẩn tự đến và tự đi – đó là lý do vì sao bạn không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ. Nếu bạn có GBS, bạn sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.y nên những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. Đây cũng là thời điểm tốt để bạn lên kế hoạch sinh.

Lưu ý trong tuần

  1. Nắm rõ kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B, thông báo để bác sĩ chuẩn bị kháng sinh
  2. Tìm hiểu và nắm rõ những dấu hiệu chuyển dạ (rỉ nước ối, ra máu, đau bụng từng cơn..)
  3. Theo dõi nếu có các dấu hiệu sốt cao, đau đầu dữ dội, mờ mắt cần gọi cho bác sĩ ngay
  4. Theo dõi hoạt động của con, ghi lại số lần đạp
  5. Tranh thủ ngủ được lúc nào hay lúc đấy (vì bé sẽ quậy liên tục trong thời gian này)
  6. Duy trì dinh dưỡng đa dạng, ăn nhiều rau xanh và chất xơ
 
Nội dung bài viết