Sự phát triển thai nhi 7 tuần tuổi

Hỗ trợ
Th 2 09/10/2023

Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?

Trong tuần này, Bé đã tăng gấp đôi kích thước kể từ tuần trước và dài hơn 1 cm , gần bằng kích thước của một quả việt quất. Bàn tay và bàn chân bé đang nhú ra từ cánh tay và chân, trông khá giống những mái chèo hơn. Thật ra, bé vẫn chỉ được coi là một phôi thai với cái đuôi nhỏ, là phần nối dài của xương cụt. Cái đuôi sẽ biến mất trong vài tuần và đó là phần duy nhất sẽ nhỏ lại.

Nếp gấp mí mắt đang che một phần mắt của bé. Nếu có thể thấy được bên trong tử cung của mình, bạn đã có thể thấy màu mắt của con mình, cũng như chóp mũi và tĩnh mạch nhỏ dưới lớp da mỏng manh.Cả hai bán cầu não của bé đang phát triển, và gan đang tạo ra tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhận vai trò này. Bé cũng đã có ruột thừa và tuyến tụy, nơi sẽ tạo ra hormone insulin. Một đoạn ruột của bé phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt để mang oxy và chất dinh dưỡng đến và chất thải đi từ cơ thể nhỏ bé của bé.

 

Sự thay đổi của mẹ như thế nào?

Tử cung của bạn đã tăng gấp đôi và việc ăn uống có thể cảm thấy giống như một việc kinh khủng hoặc tệ hơn – đó một trong các triệu chứng phản ứng với thai, gọi là ốm nghén (Nếu bạn cảm thấy bình thường, đừng lo lắng - bạn là người may mắn).

Bạn có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường vì gia tăng lượng máu và chất lỏng thông qua thận. Khi tử cung phát triển tạo áp lực lên bàng quang sẽ khiến cho bạn đi tiểu nhều lần.

Khoảng một nửa trong số những người phụ nữ mang thai cảm thấy buồn nôn trong ba tháng đầu tiên. Đối với hầu hết phần còn lại, sẽ mất một tháng hoặc lâu hơn để giảm bớt buồn nôn.

Lưu ý trong tuần

  1. Đi khám thai lần đầu (nếu chưa đi trong tuần 6)
  2. Tìm hiểu và chọn bác sĩ sản khoa tin cậy để tư vấn cho mình trong suốt thai kỳ
  3. Cung cấp đều đặn thực phẩm giảm ốm nghén và tăng đề kháng: cam, chanh, bơ..
  4. Dọn tủ mỹ phẩm và đồ chăm sóc cá nhân để loại bỏ các món có thành phần chủ yếu là hoá chất.
  5. Quan hệ tình dục nhẹ nhàng nếu có hứng thú
  6. Tìm hiểu về chế độ thai sản nếu mẹ tham gia bảo hiểm xã hội
Nội dung bài viết