Sự phát triển thai nhi 6 tuần tuổi

Hỗ trợ
Th 2 09/10/2023

Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?

Lúc này, bé có kích thước của một hạt đậu nhỏ, dài khoảng 6mm. Tuần này đánh dấu sự phát triển chính của mũi, miệng và tai. Một cái đầu quá khổ và những đốm đen nơi mắt và lỗ mũ của bé bắt đầu hình thành. Đôi tai bé xíu được đánh dấu bằng hai vết lõm ở hai bên đầu, và cánh tay, chân của bé như những cái chồi bé xíu. Tim bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gần gấp đôi nhịp tim người lớn, và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Ruột cũng đang phát triển và các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện. Tuyến yên cũng như phần còn lại của bộ não, cơ bắp và xương đang hình thành.


Sự thay đổi của mẹ như thế nào?

Bạn có thể nhận thấy tính cách mình thay đổi thất thường, lúc vui lúc buồn. Những gì bạn đang trải qua là bình thường, nhất là khi bạn tự hào là có thể kiềm chế bản thân. Những cảm xúc bộc phát do sự thay đổi nội tiết tố cũng như do thay đổi của cuộc sống thường ngày, cũng gây ra sự xúc động và áp lực.Dấu hiệu máu thấm khố (điểm máu thấm vào quần lót hay giấy vệ sinh sau khi tiểu tiện) hoặc ra máu thường xảy ra vào giai đoạn đầu thai kỳ, phổ biến ở khoảng một phần tư số thai phụ. Có thể là bình thường nhưng đôi lúc là dấu hiệu ban đầu của việc sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Hãy đến bác sĩ ngay nếu bạn thấy những dấu hiệu trên.

Lưu ý trong tuần

  1. Đi khám thai lần đầu (nên nhờ chồng/ người thân đưa đi)
  2. Xin ý kiến bác sĩ các vi chất cần bổ sung, tránh tình trạng thừa/ thiếu vi chất
  3. Giữ gìn giấy tờ, sổ khám thai, kết quả siêu âm, xét nghiệm và luôn mang theo khi đi khám thai.
  4. Mua 1 cuốn sổ hoặc một cuốn sách kiểu nhật ký cho mẹ mang thai để ghi lại những cột mốc, triệu chứng và các khúc mắc của bạn trong suốt thai kỳ.
  5. Đọc sách về mang thai
Nội dung bài viết