Sự phát triển thai nhi 32 tuần tuổi

Hỗ trợ
Th 3 10/10/2023

Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?

Bây giờ, em bé nặng khoảng 1,7kg và dài khoảng 42cm, chiếm rất nhiều không gian trong tử cung của bạn. Bạn có thể tăng 1kg trong một tuần và gần một nửa trong số đó là dành cho em bé của bạn. Trong thực tế, bé sẽ đạt được 1/3 đến một nửa trọng lượng sơ sinh trong suốt 7 tuần tiếp theo cho đến khi được sinh ra. Hiện tại bé đã có móng chân, móng tay và tóc (hoặc ít nhất là lông tơ). Da của bé trở nên mềm mại và mịn để chuẩn bị cho việc chào đời.

Sự thay đổi của mẹ như thế nào?

Từ tuần này bạn đang tăng khoảng gần 500g mỗi tuần. Để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của cả bạn và con, lượng máu của bạn tăng 40-50% từ khi có thai. Tử cung đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày khiến bạn có thể bị hụt hơi và ợ nóng. Để giảm khó chịu do, hãy cố gác lên gối khi ngủ và ăn những bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn.

Khi thai lớn dần, bạn có thể bị đau thắt lưng, nhớ báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt nếu trước đây bạn chưa từng bị đau thắt lưng, vì đó có thể là một dấu hiệu của sinh non.

Nếu không phải do sinh non thì chứng đau lưng của bạn là do tử cung đang lớn lên và những thay đổi hormone. Tử cung đang lớn lên làm thay đổi trọng tâm của bạn, các cơ bụng căng ra và yếu đi, thay đổi tư thế và kéo căng vùng lưng gây đau tức.

Những thay đổi hormone khi mang thai cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống có thể khiến bạn bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, khi trở người trên giường, khi đứng dậy từ ghế thấp hay khi cúi, xách đồ.

Lưu ý trong tuần

  1. Đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình sức khoẻ của thai nhi, siêu âm, thử nước tiểu, đo huyết áp.
  2. Cố gác lên gối khi ngủ và ăn những bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn tránh tình trạng ợ nóng
  3. Tìm hiểu các biện pháp phòng chống giãn tĩnh mạch trong cuối thai kỳ
  4. Dành thời gian hàng ngày massage bụng, hông, đùi và trò chuyện với con
  5. Tìm hiểu và lựa chọn các gói sinh nở
  6. Bắt đầu tìm đọc các tài liệu về chăm sóc trẻ sơ sinh
 
Nội dung bài viết