Sự phát triển thai nhi 31 tuần tuổi
Hỗ trợ
Th 3 10/10/2023
Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?
Ở 31 tuần thai, bé dài hơn 41.1cm, nặng khoảng 1,5kg cỡ bằng trái dừa, bé đang chuẩn bị tăng tốc phát triển. Tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn do chất béo và mỡ cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da. Bé có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và cơ thể đang bắt đầu tròn trĩnh. Bé có thể di chuyển rất nhiều, vì vậy bạn sẽ bị khó ngủ bởi những cú đá và nhào lộn liên tục của bé . Hãy thoải mái vì tất cả các chuyển động này là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang khỏe mạnh.
Sự thay đổi của mẹ như thế nào?
Bạn có cảm thấy các cơ tử cung của mình thỉnh thoảng thắt lại? Sự co bóp ngẫu nhiên này trong giai đoạn sau của thai kỳ, gọi là các cơn co thắt Braxton Hicks. Thường những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây đau. Mặt khác, những cơn co thắt thường xuyên, kể cả không đau, là dấu hiệu của sinh non.
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác của sinh non như: tiết nhiều dịch âm đạo hoặc thay đổi dạng dịch; dịch trở nên loãng, giống nhầy hay có máu, kể cả nếu dịch có màu hồng hay chỉ thoáng có chút máu; đau bụng hoặc đau thắt như khi hành kinh, áp lực gia tăng ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới, nhất là khi bạn chưa từng bao giờ bị như vậy.Nếu gần đây có sữa non rỉ ra, bạn hãy nhét vài miếng đệm vào trong áo ngực để giữ quần áo sạch. Nếu áo ngực hiện tại của bạn quá chật, hãy chọn một chiếc áo ngực mới loại dành cho con bú, lớn hơn 1 cỡ so với cúp ngực bạn bây giờ.
Lưu ý trong tuần
- Uống sữa và bổ sung canxi đều đặn (1500mg canxi mỗi ngày)
- Giặt giũ quần áo mới mua cho bé sơ sinh (lưu ý giặt bằng tay)
- Lưu ý các dấu hiệu tiền sản giật (huyết áp cao, phù nề, đau đầu dữ dội, tăng cân nhanh 2kg/ tuần..)
- Tìm hiểu và phân biệt co thắt Braxton Hicks và cơn đau chuyển dạ
- Tránh xa khói thuốc lá để phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ
- Tìm hiểu các vác xin cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sin
- Duy trì bảng theo dõi hoạt động của thai nhi, hãy gặp bác sĩ ngay nếu có những hoạt động bất thường