Sự phát triển thai nhi 15 tuần tuổi

Hỗ trợ
Th 3 10/10/2023

Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?

Ở tuần thai thứ 15, bé to bằng trái táo, nặng chừng 70g, dài khoảng 10 cm tính từ đầu đến mông. Bé đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển. Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động chân tay và tất cả các khớp. Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng. Ví dụ, nếu bạn rọi đèn pin vào bụng mình, bé sẽ di chuyển tránh tia sáng. Vị giác của bé đã hình thành mặc dù không có gì để bé nếm lúc này. Bạn đã có thể biết được con mình là trai hay gái nếu thực hiện siêu âm trong tuần này. Cũng đừng quá thất vọng nếu vẫn chưa khám phá được do mức độ rõ của hình ảnh và vị trí của bé. Bé có thể co hoặc xoay người lại.

Sự thay đổi của mẹ như thế nào?

Bụng của bạn đã to lên và bạn có thể ngạc nhiên bởi một triệu chứng bất ngờ. Mũi của bạn có thể to và đỏ như quả cà chua vì sự thay đổi nội tiết tố và lưu lượng máu tăng lên. Tình trạng này rất phổ biến, thậm chí còn có một tên cho nó: "viêm mũi thai kỳ." Một số phụ nữ mang thai cũng bị chảy máu cam vì đó là một kết quả của khối lượng máu tăng lên và mở rộng mạch máu trong mũi.

Nếu bạn có yêu cầu xét nghiệm chọc dò nước ối, rất có thể sẽ được thực hiện từ bây giờ hay đến giai đoạn 18 tuần. Kiểm tra này có thể xác định hàng trăm các rối loạn di truyền và nhiễm sắc thể. Bạn đừng quá lo lắng, thường đa số đều cho kết quả em bé của bạn khỏe mạnh.

Đừng ngạc nhiên nếu bạn và chồng cảm thấy một chút căng thẳng trong những ngày này. Nhiều cặp vợ chồng có thai lo lắng về sức khỏe của bé và họ sẽ làm thế nào để xử lý các thay đổi. Nhưng với những khó chịu về thể chất suy yếu dần và năng lượng ngày càng tăng, đây cũng là một trong tam cá nguyệt tuyệt vời cho hầu hết phụ nữ.

Lưu ý trong tuần

  1. Hãy chắc rằng bạn nạp vào nhiều canxi, từ các chế phẩm sữa hoặc viên uống bổ sung.
  2. Hỏi han mẹ và các chị em gái về kinh nghiệm mang thai, sinh nở (nếu bạn mang thai lần đầu).
  3. Đi khám thai (nếu bác sĩ hẹn khám trong tuần này), chọc dò nước ối nếu cần thiết
  4. Trao đổi chồng về cuộc sống vợ chồng sau khi gia đình có thêm thành viên
  5. Sửa sang lại nhà cửa, chỉnh sửa những chỗ dễ vấp ngã, những nơi trơn trượt
  6. Kiểm tra lại tình hình chi tiêu từ khi bắt đầu mang thai đến giờ, lập kế hoạch cho các tuần tiếp theo
 
Nội dung bài viết